top of page
Photo du rédacteurdzung97

ĐỒNG PHỤC HƯỚNG ĐẠO & MỘT SỐ NGHI THỨC CÁCH CHÀO HĐ

Dernière mise à jour : 22 oct. 2023



Kính chào quý Huynh Trưởng và ACE Trong một đề tài thảo luận về việc HĐS có nên bỏ mũ hoặc không khi dự một đám tang ?

_Với góc nhìn từ sinh hoạt HĐ tại nước Pháp, tôi xin trình bày ý nghĩ của mình liên quan đến chủ đề này, nhằm giải tỏa một số thắc mắc về việc mặc đồng phục HĐ và các yếu tố liên quan , trong bối cảnh lịch sử ảnh hưởng về hình thức của nó trong sinh hoạt HĐ nước Pháp trong quá khứ và hiện tại có ảnh hưởng phần nào với Phong trào HĐ VN.


BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ NHỮNG THAY ĐỔI VỀ ĐỒNG PHỤC HƯỚNG ĐẠO TẠI PHÁP


Phong trào HĐTG lấy năm 1907 đánh dấu sự hình thành từ cuộc cắm trại cũa một nhóm người trẻ tuổi đầu tiên do Baden Powell tổ chức thí nghiệm thành công tại đảo Brownsea_Anh Quốc vào tháng 8/1907. Phong trào đã sớm gây ảnh hưởng đến một số nước lân cận và sau đó đã lan toả khắp nơi trên thế giới . Tại Pháp phong trào HĐ đã du nhập vào nước Pháp từ những năm 1911 với sự ra đời của ba hội HĐ: les Éclaireurs De France (EDF), les Éclaireurs Unionistes de France (EUF),và HĐ Công giáo Pháp do Père Jacques Sevin thành lập vào năm 1920 gọi là les Scouts de France (SDF). Năm 1921 Thành lập Liên Hội HĐ Pháp FFE ( la Fédération Française des Éclaireuses) và mở trại huấn luyện đầu tiên cho cả ba hội SDF, EUF et EDF. Năm 1940 Thành lập Liên hội HĐ Pháp SF (Fédération du Scoutisme Français) .



1/- Nguyên thuỷ : Phong trào HĐ ( Scout-hiểu theo nghĩa việt là người trinh sát,dẫn đường, dọ thám …) có nguồn gốc từ quân sự, vị sáng lập Huân tước Baden Powel nguyên là một tướng lĩnh của Quân đội Hoàng Gia Anh, ông đã nảy ra ý tưởng về phong trào này sau khi đào tạo và sử dụng những người trẻ tuổi làm trinh sát (scouts) trong khuôn khổ một cuộc xung đột vũ trang ở Ấn Độ. Cũng cần lưu ý rằng trong quân đội Mỹ và một số quốc gia khác vẫn tồn tại các đơn vị trinh sát, do thám. Lẽ đương nhiên khi dựa vào sự quan sát và truyền thống lịch sử này, minh chứng cảm hứng phong trào HĐ được lấy từ nguồn gốc của phương pháp quân sự để hình thành một cấu trúc cho chính nó: từ đồng phục, cờ, lời hứa, danh dự và lòng trung thành, phương pháp cắm trại, thể thao, kỷ năng sinh tồn.v.v... Do đó, điều dĩ nhiên là các thành viên tham gia phong trào HĐ bao gồm các hđs và lãnh đạo đã áp dụng quy tắc mượn từ trang phục quân sự: đồng phục, huy hiệu, nón 4 múi, mũ béret, thắt lưng, giày, dụng cụ .v.v....


2/- Những thay đổi : Tại các nước Âu Châu sau khi thế chiến lần thứ hai kết thúc năm 1945 , một số tổ chức HĐ quốc gia tạm ngừng sinh hoạt trong thời kỳ chiến tranh nay đã lần lượt được tái lập và HĐ Pháp đã phục hoạt rất sôi nổi vào những năm 60. Thế nhưng vào những năm 70 và 80, thông qua hệ tư tưởng tự do của chủ nghĩa Mác-xít điên cuồng xâm chiếm thế giới phương Tây, phong trào HĐ Pháp ( Scoutisme Français) bị một số nhà tư tưởng, chính trị gia phê phán chê bai, và phe quân sự thậm chí còn bị chê nhiều hơn thế. Kết quả, các nhà lãnh đạo của phong trào HĐ này, hoặc là đã tiếp thu được những ý tưởng tự do mới, hoặc không muốn đảm nhận vị trí của họ, bắt đầu áp dụng các lý lẽ của đối thủ và cúi đầu nhượng bộ. Điều này đã ảnh hưởng và dẫn đến sự bất đồng gây sự chia rẽ trong phong trào, chẳng hạn như hội Hướng đạo SUF ( Scout Unitaire de France) muốn giữ truyển thống về đồng phục và ba ngành nguyên thuỷ : Ấu,Thiếu và Tráng đã tách ra khỏi SDF (Scout de France) vào năm 1971, tương tự HĐ Âu Châu FSE ( Fédération Scout d'Europe ) duy trì sinh hoạt Nam và Nữ riêng biệt ,cũng cấm các phần tử quân sự quá lộ liễu trong sinh hoạt HĐ. Điều này dẫn tới những nghịch lý làm thay đổi các yếu tố như : mũ béret, mũ 4 múi, màu sắc kaki của đồng phục, các phương pháp trại là cận quân sự… mọi thứ khác nên được hạn chế, che giấu.


Scout Unitaire de France

Hiện nay tại nước Pháp , người ta thấy tư tưởng ăn năn, hổ thẹn vẫn còn trong một số lãnh đạo các đoàn thể HĐ tại đây ,họ chịu áp lực trước một số đại biểu và Ban ngành. Một số Hội HĐ Pháp như EEF ( Éclaireures et éclaireuses de France) ,SGdF( Scouts et Guides France) hđs tự do không đội mũ thống nhất một kiểu, đồng phục không dùng cùng màu kaki mà dùng nhiều màu sắc: vàng ,cam, xanh lơ, đỏ , xanh lục, tím theo từng ngành .


Group Nancy-St.Leon- Scouts et Guides de France

Về điểm này có một sự khác biệt thực sự giữa các tổ chức HĐ Quốc gia trên thế giới, và những người lãnh đạo cao cấp của phong trào. Đặc biệt là nếu phong trào HĐ thực sự muốn trục xuất tất cả các tư tưởng quân sự, thì tại thời điểm này, cần phải đi đến cuối quá trình: _Không có trang phục (quân phục), mọi người đến sinh hoạt với y phục tự do (thể loại dân quân là tư thế ở đó! ) như họ muốn ,không đội mũ bê-rê , mũ 4 múi , không có phù hiệu, không có cờ, không có thắt lưng, v.v. Tuy nhiên, nếu để giới trẻ đến nơi “ngụy trang” như vậy là điều ngu ngốc và trái với tinh thần của Baden Powell khi áp dụng một số yếu tố quân sự tối thiểu cho phong trào HĐ, nhiều thanh niên sau thời gian phục vụ trong quân đội và theo những gì họ đã trải nghiệm trước đó (trong phong trào HĐ) cho rằng các phong trào HĐ không liên quan gì đến quân đội là một sai sót thực tế.


CÁCH CHÀO HƯỚNG ĐẠO




Cách chào Hướng đạo được Baden Powell hướng dẩn thực hiện bằng cách giơ ba ngón tay của bàn tay phải lên (ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn) và ngón cái ở ngón út. ( xem hình) .

Nó có ý nghĩa như sau: Ngón cái đặt trên ngón út gợi nhớ lời cam kết hào hiệp: kẻ mạnh bảo vệ kẻ yếu.



Ba ngón tay gợi lại ba lời cam kết [Ba Lời Hứa nguyên thuỷ của Baden-Powell ] _Hãy trung thành (với vua, với đất nước, với Chúa, với Giáo hội...) _Phục vụ tha nhân . _Tuân thủ Luật Hướng đạo.

Đối với hướng đạo sinh Công giáo (trong văn bản của Cha Sevin), lời chào của hướng đạo sinh cũng nhắc lại ba đức tính hướng đạo chính: _Sự thẳng thắn. _Sự cống hiến _Sự trong sạch.

Đối với hướng đạo sinh Israel, ba ngón tay giơ lên ​ ​​này gợi nhớ đến ba chiều không thể tách rời của Do Thái giáo: _Am Israel - người dân Israel _Torat Israel - lời dạy của Israel (Mười điều răn ) _Eretz Israel - vùng đất Israel Trong cả hai trường hợp, Sự phục vụ tha nhân và sự cống hiến đều được thể hiện bằng ngón giữa, tức là ngón lớn nhất để thể hiện tầm quan trọng của nó.


Cách chào của Ấu sinh HĐ


Các Ấu sinh Hướng đạo có cách chào hai ngón tay riêng biệt theo kiểu rừng xanh ngược lại kiểu chào ba ngón của Thiếu sinh Hướng đạo. Tuy nhiên, cách chào hai ngón trong Hội Hướng đạo của Vương quốc Anh và một số chi nhánh hải ngoại của nó sau đó bị thay thế bởi cách chào ba ngón khi hội không dùng kiểu sinh hoạt dựa vào Sách Rừng Xanh nữa.


Chào hai ngón của Ấu sinh HĐ

Thực hành nghi thức chào và bắt tay trái


Tùy từng trường hợp mà chào một nửa, chào mũ hoặc chào gậy.



1._Các kiểu chào :

Việc chào bằng tay thường được thực hiện bằng tay phải sau khi nói Lời hứa, ngoài ra chúng ta thường chào: Khi gặp một HĐS khác mặc đồng phục hoặc trang phục dân sự, (hình 1 và 2) Khi mờ đầu và cuối cuộc họp mặt , cuộc cắm trại, khoá huấn luyện... Khi chào cờ và hát bài hát HĐ hành khúc ...


_Chào nửa vời là kiểu chào bằng vai được thực hiện bằng tay phải (hình 1). Nó được sử dụng bởi các HĐS trong trang phục dân sự hoặc đồng phục, nhưng không có mũ đội đầu chính thức. Đó cũng là cách chào được các HĐS đã có tuyên hứa sử dụng . _Đội mũ chào Cách chào mũ được sử dụng bởi một HĐS mặc đồng phục và đội mũ chính thức, luôn chào bằng tay phải (hình 2).


_Chào với gậy Khi người HĐ cầm gậy (tức là gậy đi đường , cờ hiệu, gậy cứu thương…), chào bằng tay trái bằng cách đặt tay ngang vào gậy, tay phải càm gậy dọc theo thân. Để chào nhau, nếu một hoặc cả hai hđs cầm gậy, các hđs sẽ chào nhau mà không bắt tay ( lý do đơn giản là người cầm gậy không thể chào và bắt tay trái cùng một lúc), sau khi chào gậy xong rồi ,cuối cùng họ bắt tay trái nhau.



_ Chào góc vuông Cách chào này dành riêng cho các hđs là những người đột kích trong một số phong trào nhất định ,chẳng hạn như Tráng và Kha sinh. Cánh tay bị gãy 90° ở khuỷu tay nên nổi bật vì nó mở hơn so với kiểu chào nửa vời hoặc chào mũ.



_ Kiểu chào kiểu "vung vẩy" ( Le salut brandi ).

Kiều chào này đôi khi vẫn được sử dụng, mặc dù nó bị cấm trong nhiều phong trào vì lý do chính trị.


Chào cờ của Nữ Hướng đạo thuộc Liên đoàn Nữ Hướng đạo Pháp vào khoảng năm 1930. ©EEUdF

Hình thức chào hỏi này phổ biến đối với các tuyển trạch viên và vận động viên của Thế vận hội Olympic được Pierre de Coubertin khôi phục vào đầu thế kỷ 20. Phát xít Ý và sau đó là Đức Quốc xã đã áp dụng nó. Kiểu chào Olympic (có nguồn gốc từ kiểu chào của người La Mã , đưa thẳng cánh tay lên cao về phía trước mặt vẩy bàn tay phải ) đã bị bỏ sau chiến tranh do có nguy cơ nhầm lẫn với kiểu chào của Đức Quốc xã mặc dù không có quyết định nào từ Ủy ban Olympic quốc tế quyết định như vậy. Điều tương tự cũng xảy ra với các hướng đạo sinh. Nó đôi khi được sử dụng trong các nghi lễ, đặc biệt là lúc mặt trời mọc.


_Scout Staff Drill:

Minh hoạ một số nghi thức với gậy, chú giải từ trái sang phải và từ trên xuống dưới :

  • At the Alert : Tư thế cảnh giác ,đứng nghiêm ,gậy dọc theo thân .

  • At Ease: Tư thế đứng nghĩ ,gậy cạnh giầy chân phải ,tay trái để sau hắt lưng , hình nhìn thẳng và nghiêng.

  • Sit at Ease: Ngồi nghĩ với gậy .

  • Rest on Staff (as Funerals) : Tư thế trong đám tang , hai tay cầm gậy chống thằng đứng và đầu hơi gập về phía trước.

  • Support Staff , Slope Staff, Trail Staff: Nâng gậy, vác gậy lên vai ,chuẩn bị di chuyển .

  • Secure Staff (Close order or Funerals) : Hộ quan ( trật tự trong đám tang).

2._Bắt tay trái


Giữa các hướng đạo sinh , chúng tôi bắt tay trái. Truyền thống này bắt nguồn từ Baden Powell.

Tay trái trước hết là của trái tim (đặt ở bên cạnh trái tim) hơn nữa BP còn kể rằng những người bản xứ chúng tôi gặp có thói quen bắt tay trái giữa những người đàn ông đáng tin cậy. Để làm gì ? Bởi vì để bắt tay trái, họ phải mở tấm khiên được cầm bằng tay trái, khi đó họ không còn được bảo vệ, điều đó thể hiện thiện chí của họ.

Với những người khác chúng tôi không yêu cầu bắt tay trái vì họ có thể ngạc nhiên hoặc thậm chí bị xúc phạm. Thay lời kết :

Tuỳ theo trường hợp và hoàn cảnh, bạn hoàn toàn có thể mặc đồng phục ( bao gồm mũ, gậy, thắt lưng ,huy hiệu …), và nếu người lảnh đạo của bạn ra lệnh cho bạn bỏ chúng ra, thì bạn phải tuân thủ, vì bạn cũng có nghĩa vụ tuân theo. Trong trường hợp dự đám tang ở ngoài đường hay trong nhà tổ chức tang lể, tôi nghĩ rằng HĐ VN chúng ta đã có một số quy định về nghi thức chào kính với những cách chào bằng tay khác nhau với đồng phục khi để đầu trần hoặc lúc đội mũ . Nên không cần thiết phải dở mũ chào theo kiểu dân sự khi gặp đám tang ngoài đường .


Chào TABTT Bùi Dzũng biên soạn Lyon 30/10/2022


Tham khảo:

https://fr.scoutwiki.org/Salut_scout#Signification_du_salut

219 vues0 commentaire

Comments


bottom of page